Các lưu ý sau nâng mũi
Tiêm silicone lỏng
Silicone lỏng từ lâu bị cấm sử dụng trong ngành thẩm mỹ do phần mũi tiêm sẽ xâm lấn ra vùng khác, viêm sưng, đỏ, gây đau đớn, khiến bệnh nhân mặc cảm. Phẫu thuật sửa chữa rất khó khăn.
Đặt thanh độn bằng silicone
Kỹ thuật đặt thanh silicone dẻo, dài lên trên sống mũi đến đỉnh. Không ít người gặp biến chứng mỏng da, lộ sống và đỉnh mũi. Da mỏng dần đổi thành màu đỏ, xanh tím và thậm chí da bị thủng, lộ thanh sống ra ngoài. Bao xơ co thắt bao quanh thanh độn làm mũi ngắn lại.
Chỉnh hình mũi cấu trúc
Kỹ thuật này can thiệp sâu vào cấu trúc mũi có thể khiến mũi bị co rút, biến dạng, vẹo lệch, mất tiểu trụ, lệch cánh mũi… Biến chứng do chỉnh hình mũi cấu trúc sửa lại sẽ khó hơn.
Cách khắc phục
Những biến chứng sau phẫu thuật mũi đều có thể sửa chữa bằng kỹ thuật mổ tái cấu trúc, một số trường hợp cần lấy sụn ở sườn để dựng lại trụ mũi. Tuy nhiên, chiếc mũi sửa lại khó đẹp như làm lần đầu.
Trước tiên bạn nên xác định rõ nhu cầu của bản thân có thực sự muốn nâng mũi hay phẫu thuật thẩm mỹ hay không. Khi đến làm đẹp, bạn cần miêu tả chiếc mũi muốn làm.
Bác sĩ có kinh nghiệm sẽ biết chiếc mũi bạn mong muốn có phù hợp với xuất phát điểm, dễ thực hiện hay khả năng phẫu thuật thành công hay quyết định áp dụng kỹ thuật mổ nào… Thậm chí, bác sĩ có thể từ chối không phẫu thuật.
Nếu mũi ngắn bẩm sinh, da quá mỏng khi cố gắng kéo dài, nâng cao bằng phương pháp đặt thanh silicon dẻo dễ dẫn đến lộ sống, lâu dài có thể thủng da. Trường hợp này nên áp dụng kỹ thuật chỉnh hình mũi tái cấu trúc như dùng sụn vách ngăn, sụn vành tai, sụn sườn…
DR.VIỆT
Thạc sĩ – bác sĩ NGUYỄN QUỐC VIỆT
72/3 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, Hồ Chí Minh .
093 788 92 78
khoaphauthuatthammy.vn