Nâng mũi có các loại sụn tự thân nào?
Sụn vách ngăn : Sụn vách ngăn là chất liệu chuẩn cho nâng sống mũi vì ít gây ra biến chứng, bóng đỏ, lộ sóng ngoài ra bác sĩ dễ dàng tạo hình dáng mũi. Khi cần nâng cao sống mũi ở mức độ vừa phải, sụn vách ngăn là thích hợp nhất để cải thiện mũi. Có thể lấy sụn vách ngăn mũi qua đường mổ nằm ở trong lỗ mũi hoặc đường mổ ở bên ngoài mũi.
Sử dụng sụn vành tai : Sụn vành tai là chất liệu sụn được lấy ở tai, với đường mổ sau tai ta có thể dễ dàng lấy sụn ở loa tai. Sẹo mổ nằm sát ngay rảnh sau tai( cách 3 – 4 mm) nên rất khó nhận thấy sau mổ. Đặc biệt, thực hiện lấy sụn vành tai không để lại bất kỳ di chứng hay biến dạng ở tai.
Sụn sườn: Sụn sườn là sụn lấy ở sườn, thương lấy sụn sườn số 6 hoặc 7 hoặc cả hai. Để tránh cong vênh của sụn, bác sĩ lấy phần lõi trung tâm của sụn sườn để nâng sống mũi. Bệnh nhân thường đau ít hoặc vừa phải, và có thể về nhà ngay.
Ưu điểm:
Mảnh ghép nâng mũi rất bền vững.
Mảnh sụn ghép có khả năng chống lại nhiễm trùng và hòa nhập vào mũi nên không bị di lệch khi va chạm như các mảnh ghép thông thường khác được làm bằng silicon.
Sụn không bị thiêu hủy theo thời gian.
Khuyết điểm của sụn tự thân :
Nơi lấy sụn bị đau, chảy máu, nhiễm trùng…Tuy nhiên nếu thực hiện cẩn thận và đúng kỹ thuật kết hợp với tay nghề bác sĩ giỏi, lão luyện sẽ khắc phục triệt đề tình trạng trên.
DR.VIỆT
Thạc sĩ – bác sĩ NGUYỄN QUỐC VIỆT
72/3 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, Hồ Chí Minh .
093 788 92 78